Chương trình chuẩn

Chuẩn đầu ra Ngành Kinh doanh quốc tế

21/06/2021

        1. Giới thiệu về chương trình đào tạo

        - Tên chuyên ngành đào tạo (Tiếng Việt): Thương mại quốc tế

        - Tên chuyên ngành đào tạo (Tiếng Anh): International Trade

        - Trình độ đào tạo: Đại học

        2. Mục tiêu của chương trình
        
        2.1 Mục tiêu chung: Chương trình đạo tạo cử nhân Kinh doanh quốc tế chuyên ngành Thương mại quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức, kỹ năng trong kinh doanh quốc tế; Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thực hành các kiến thức, tự tin trong giao tiếp, giải quyết vấn đề, tham gia hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh trên thị trường quốc tế; Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các bộ phận có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp; Có cơ hội học tiếp các chương trình sau đại học; Ngoài ra có thể làm việc ở các cơ quan quản lý các cấp về hoạt động kinh doanh quốc tế.

        2.2 Mục tiêu cụ thể: Chi tiết file đính kèm

        3. Yêu cầu về kiến thức

        - Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế, có năng lực vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nghề nghiệp và cuộc sống.

         - Nắm được những nội dung cơ bản về pháp luật dân sự cũng như công tác quốc phòng - an ninh của Việt Nam;

         - Có những kiến thức về nghiên cứu khoa học và giải quyết vấn đề căn bản.

         - Có kiến thức căn bản về nền kinh tế và các cách thức nền kinh tế vận hành; được trang bị các kiến thức căn bản về hoạt động kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế và các hoạt động hội nhạp kinh tế quốc tế.

         - Có trang bị các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, marketing cũng như các kiến thức cần thiết trong quản trị doanh nghiệp như kế toán, tài chính, thương hiệu và quản lý tài sản trí tuệ, quản trị nhân lực,

         - Có các kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề kinh doanh, quản trị trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế, Logistic và quản trị chuỗi cung ứng.

        4. Yêu cầu về kỹ năng

        Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng chung căn bản của ngành Kinh doanh quốc tế và kỹ năng chuyên sâu của chuyên ngành Thương mại quốc tế :

        4.1. Các kỹ năng nghề nghiệp

        - Lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển, giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế của doanh nghiệp

        - Kỹ năng hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế của doanh nghiệp

        - Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá các thị trường và lập các chương trình marketing xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

        - Kỹ năng giao dịch, soạn thảo hợp đồng và các văn bản chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa

        - Kỹ năng lập chương trình vượt rào cản thuế quan và các rào cản phi thuế khác như hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
           
       - Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển, giải quyết các vấn đề về kinh doanh quốc tế và đầu tư quốc tế của doanh nghiệp.

       - Kỹ năng Hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.

       4.2. Kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề

       - Có khả năng phát hiện, lập luận, phân tích các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế.

      - Kỹ năng tự học, nghiên cứu độc lập, thu thập có hệ thống về khoa học kinh doanh quốc tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu.

       4.3. Kỹ năng bổ trợ

      - Kỹ năng làm việc theo nhóm (Teamwork)

      - Kỹ năng làm báo cáo, trình diễn và truyền thông thương mại quốc tế

      - Kỹ năng trình diễn và truyền thông.

      - Kỹ năng ngoại ngữ

      - Kỹ năng tin học 

      5. Yêu cầu về thái độ, hành vi

       - Sinh viên ra trường phải có những phẩm chất đạo đức cá nhân

       - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

       - Đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của nhà kinh doanh quốc tế, thích ứng với môi trường đa văn hóa

       - Có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt các trách nhiệm công dân;

       - Có các phẩm chất đạo đức xã hội.

       - Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
      
       6. Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế có:

      - Có khả năng tự học, tích lũy kiến thức kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công việc;

      - Có năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khả năng hoạch định, điều phối và tổ chức thực hiện;

      - Có năng lực đánh giá hiệu quả công việc và cải tiến các hoạt động chuyên môn trong phạm vi lĩnh vực phụ trách.

      - Năng lực dẫn dắt chuyên môn, nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên ngành được đào tạo;

      - Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo trong từng tình huống thực tiễn tại đơn vị

      - Có khả năng cải tiến và cập nhật kiến thực mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

      - Có khả năng nắm bắt kịp thời các xu hướng của thị trường, ngành và nền kinh tế nói chung;

     7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

     Sinh viên tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế của Trường Đại học Thương mại có thể làm việc tại các bộ phận như sau:

     7.1 Làm việc phù hợp và tốt ở các bộ phận sau

      - Chuyên viên quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.

      - Chuyên viên phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

      - Chuyên viên quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu;

      - Chuyên viên xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu

      - Chuyên viên quản trị chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.

      - Chuyên viên quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu

      - Chuyên viên quản trị logicstic quốc tế.

      - Chuyên viên quản trị tài chính quốc tế

      - Chuyên viên hải quan

      - Chuyên viên các văn phòng đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt nam, cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại của Việt Nam ở nước ngoài;

     - Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách thương mại quốc tế;

     - Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo
          
     - Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) ở các doanh nghiệp

     7.2 Các loại hình tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp

     - Các loại hình doanh nghiệp thương mại, đầu tư và sở hữu trí tuệ có hoạt động thương mại quốc tế

     - Các loại hình doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh có hoạt động thương mại quốc tế

     - Các bộ phận nghiên cứu, giảng dạy kinh doanh quốc tế ở các tổ chức kinh tế, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

     - Các bộ phận có liên quan đến quản lý thị trường và thương mại quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

     8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

     Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:

      - Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.

      - Học chuyển đổi sang các ngành đào tạo khác của trường

      - Sinh viên có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế và Kinh doanh thương mại.  

      9. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo


          HIỆU TRƯỞNG                                         Trưởng Đơn vị


 

      GS.TS. Đinh Văn Sơn                                 TS. Nguyễn Duy Đạt